Kế hoạch phòng chống lụt, bão năm học 2016 – 2017

Thực hiện Kế hoạch năm học 2016 – 2017 và căn cứ tình hình cụ thể của nhà trường, để chủ động phòng, chống, giảm nhẹ đến mức thấp nhất thiệt hại do lụt, bão và thiên tai gây ra trong năm 2016 – 2017;
Trường THPT Liên Chiểu xây dựng kế hoạch phòng chống lụt, bão như sau:

I. Mục đích:
Công tác phòng, chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai được xác định trên cơ sở phòng ngừa là chủ yếu, nhằm giảm nhẹ đến mức thấp nhất thiệt hại về cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học… do bão, lũ, thiên tai gây ra, góp phần ổn định trường lớp, hoàn thành nhiệm vụ năm học 2016-2017.

II. Yêu cầu:
– Ban chỉ đạo trường thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng; phân công CBGVNV trực trường để có thể tiếp nhận, xử lí các công văn phòng chống bão lụt, thiên tai của Ban chỉ đạo các cấp, kịp thời có phương án phòng chống lụt, bão, thiên tai.
– Thành lập Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai năm 2016 do Hiệu trưởng là Trưởng ban.
– CBGVNV nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh của chính quyền, các cơ quan chức năng trong trường hợp có lụt, bão và thiên tai. Đồng thời tích cực tham gia công tác khắc phục hậu quả do lụt, bão, thiên tai gây ra tại địa phương và ở trường.
– Duy trì tốt khâu thông tin liên lạc đến Sở Giáo dục & Đào tạo, UBND quận Liên Chiểu và Phường Hòa Hiệp Nam trong trường hợp có thiên tai.

III. Phương châm:
– Quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả phương châm 4 tại chỗ: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư phương tiện và kinh phí tại chỗ, hậu cần tại chỗ; Ba sẵn sàng: Chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả.
1. Công tác triển khai trước khi có bão, lụt:
– Thành lập Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai năm 2016 – 2017: Xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Triển khai kế hoạch đến từng CBGVNV thông qua cuộc họp Hội đồng Sư phạm 9/2016.
– Đối với học sinh: Thường xuyên nhắc nhở đầu tuần trong giờ chào cờ về công tác an toàn trường học. Cảnh giác với nguồn điện. Không có nhiệm vụ không được đến gần hệ thống điện.
– Mua sắm vật tự cần thiết : Giây thép, tấm ni lông, đèn pin…
– Chặt bớt nhánh cây bàng, phượng, cây xà cừ không để gió lay đổ.
– Chằng chống hệ thống cây xanh trong trường.
– Kiểm tra, che đậy cầu giao điện tổng
– Tổ chức kiếm tra, sắp xếp, bảo quản cơ sở vật chất:
+ Tiến hành kiểm tra mái, cửa phòng học và các CSVC khác của trường.
+ Để các trang thiết bị, sách vở, hồ sơ … lên bệ cao, phủ ni lông lên các trang thiết bị, sách vở, hồ sơ… đề phòng bị bật cửa, mưa dột.
+ Có phương án bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh trong mùa mưa bão. Nếu xét thấy trường hợp không đủ an toàn, hiệu trưởng chủ động quyết định phương án xử lí rồi báo với lãnh đạo Sở GD&ĐT.
+ Lập kế hoạch cho nhân dân trú ẩn tại trường trong trường hợp xảy ra thiên tai, nhưng nhà trường có kế hoạch bảo đảm an toàn CSVC, trang thiết bị của trường.
2. Phương án phòng chống khi có sự cố xảy ra:
– Giằng néo, chốt chặt cửa ở các phòng học, phòng làm việc.
– Dặn dò học sinh không được qua những chổ nguy hiểm ngập nước, nước chảy xiết, nhất là nơi cống rãnh bị sạt lở…
– Kết hợp với truyền thanh Quận để thông báo cần thiết đến phụ huynh và học sinh biết, chủ động thời gian học…
– Liên lạc với phụ huynh có kế hoạch đưa học sinh đi về an toàn trong và sau lũ.
3. Khắc phục hậu quả:
– Chỉ đạo học sinh toàn trường tham gia vệ sinh khuôn viên nhà trường.
– Giải phóng các cành cây, lá đổ nếu có bão.
– Giữ gìn vệ sinh môi trường sau lũ, bão; phòng, chống dịch bệnh.
– Ổn định nhanh về nề nếp học tập cho học sinh sau lũ, bão.
4. Tổ chức rút kinh nghiệm:
– Tổ chức rút kinh nghiệm về các nội dung:
+ Chuẩn bị cho công tác phòng chống.
+ Thực hiện phân công.
+ Phối hợp với chính quyền địa phương.
+ Công tác khắc phục sau sự cố.
5. Đảm bảo thông tin liên lạc:
– Báo cáo với ban phòng chống lụt bão Sở GD&ĐT về tình hình đơn vị khi có thiên tai xảy ra.
– Báo cáo và tuân thủ sự phối hợp với Ban phòng chống cháy nổ và lụt bão địa phương để giữ gìn an toàn về tính mạng giáo viên, học sinh, tài sản của nhà truờng.
– Nhận thông tin chỉ đạo của ban phòng chống lụt bão cấp trên, vận dụng hợp lý với điều kiện thực tế của đơn vị.
– Đảm bảo thông tin liên lạc từ ban chỉ đạo đến các thành viên và ngược lại(có danh sách số điện thoại đính kèm).
6. Huy động nguồn kinh phí phục vụ công tác phòng chống:
– Trích từ kinh phí hoạt động của đơn vị để mua sắm vật liệu như đinh, thép, tấm nilon…

IV. Tổ chức thực hiện:
– Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai năm 2016 – 2017 xây dựng kế hoạch và tiến hành công tác phòng, chống lụt, bão trong trường.
– Các thành viên Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai phân công trực 24/24 giờ trong những ngày dự báo có bão lụt, cùng theo dõi chỉ đạo khi có thiên tai bão lụt và báo cáo tình hình về Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai ngành Giáo dục và Đào tạo.
– Trên cơ sở diễn biến của bão, lụt, thiên tai, nhà trường chủ động phối hợp với sự chỉ đạo của địa phương để có phương án phòng, chống thích hợp với phương châm 4 tại chỗ. Tùy trường hợp cụ thể, Hiệu trưởng chủ động quyết định cho học sinh nghỉ học hoặc giữ học sinh tại trường nếu nguy cơ bão lụt đe dọa tính mạng học sinh trên đường về nhà, báo cáo khẩn đến chính quyền địa phương và Sở GD&ĐT thành phố. Sau bão, lụt cần có kế hoạch dạy bù để đủ chương trình cho học sinh.
– Báo cáo nhanh tình hình sau bão, lụt, thiên tai về Sở GD&ĐT thành phố để tổng hợp và xin ý kiến chỉ đạo.
Trên đây là Kế hoạch phòng, chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai năm 2016 – 2017 của trường THPT Liên Chiểu. Hiệu trưởng nhà trường yêu cầu CBGVNV và học sinh nghiêm túc thực hiện.

Nơi nhận:

– Sở GD&ĐT (b/c);
– BGH (để chỉ đạo);
– Dán thông báo chung;
– Website trường (để t/b);
– Lưu:VT.

HIỆU TRƯỞNG

 

(Đã ký)
Phạm Minh